Google
 
Tại sao bạn nghĩ kiếm tiền trên mạng là không có thật? Tại sao bạn nghi ngờ khả năng những người khác đang làm giàu chỉ bằng lướt web/blog? Hãy tự khám phá nhé, đây là nơi tốt nhất đấy

Kiếm tiền online với chương trình Google Adsense

Kiếm tiền online với chương trình Google Adsense Các bạn thân mến!Sau đây tôi muốn chia sẻ với các bạn một cách kiếm tiền trên mạng thông qua Google. Bạn hãy tin tưởng rằng đây không phải là trò lừa bịp trên mạng bằng cách đọc mail hay mấy dạng spam mà ta thường gặp trên các diễn đàn đâu. Các bạn xem đầy đủ ở đây
Đăng ký tham gia với Google Adsense

Xem trang này tốt nhất trên Firefox

Lướt web nhanh, an toàn và hiệu quả chỉ có với FireFox Bạn không chỉ lướt web nhanh, an toàn, hiệu quả mà còn có thê kiếm nhiều $$$ khi sử dụng Firefox có gắn công cụ của Google

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2007

Bao nhiêu tiền là đủ trong cuộc sống?

“Khi anh có một đồng anh sẽ tiêu một đồng cùng em, khi anh có 100, đồng anh cũng sẽ tiêu 100 đồng ấy cùng em...”

Tớ nghĩ đây là câu hỏi mà bất cứ một người trưởng thành nào cũng đặt ra cho mình. Thật ra rất là dễ để hình dung ra cuộc sống sau này của mình sẽ thế nào (nghĩ hay nói thì dễ hơn làm mà), và có rất nhiều người đã hình thành sẵn mục tiêu trước khi tạm biệt thân phận cây tầm gửi phụ thuộc gia đình bắt đầu công cuộc mưu sinh. Nhưng rồi trên con đường mưu sinh ấy, họ dần bị cuộc sống cuốn đi, và những mục tiêu họ đặt ra hết sức rõ ràng và khoa học trước khi bắt đầu cuộc chơi bị biến dạng, và chính họ bị biến thành nạn nhân của các ảo ảnh mục tiêu mới, to hơn, hấp dẫn hơn, nhưng vô nghĩa.

Chẳng hạn, A. đặt ra cái ngưỡng vật chất cần đạt được là 2 tỷ: 1 tỷ mua nhà, 500 triệu mua xe và các tiện nghi, 500 triệu gửi nhà băng. Hết! Sau đó, A. nỗ lực để có một đời sống tinh thần A. cho là dễ chịu nhất: có một gia đình êm ấm, vợ đẹp con khôn, công việc phù hợp khả năng và sở thích của mình. Đây là một mục tiêu rất sáng sủa, đẹp và khả thi.

Nhưng khi đã đạt ngưỡng vật chất (có 2 tỷ), A. không dừng lại, ảo ảnh của cuộc sống phù hoa, của “đẳng cấp xã hội mới” mà A. vừa vươn tới không cho phép A. dừng lại. Phải rồi, gia đình có êm ấm không, vợ đẹp con khôn có hạnh phúc không khi mà thằng nhà bên tài sản nó lại là 10 tỷ? A. nghĩ thế và dẹp tất cả mục tiêu cưới vợ có con để lao vào cuộc chiến với các ảo vọng mới.

Nhưng rút cục: 10 tỷ và 2 tỷ khác nhau thế nào? Về mặt số học thì 10 tỷ gấp 5 lần 2 tỷ. Nhưng đối với A, sự khác biệt giữa con số này gần như là bằng 0. Là một người bình thường, A. không cần có 10 tỷ để đảm bảo cuộc sống hạnh phúc (không tính đến lạm phát giống như một quốc gia Phi Châu xa xôi, nơi người ta phải vác cả bao tải tiền đi ăn sáng). A không cần có 5 tỷ để mua 5 ngôi nhà, 2.5 tỷ để mua 5 cái xe và 5 lần các vật dụng tiện nghi, 5 tài khoản 500 triệu gửi ngân hàng, A không cần có đến 10 tỷ giống như thằng hàng xóm (có thể 10 tỷ là ngưỡng vật chất của thằng nhà bên ấy, nhưng có liên quan gì đến A?). Đối với A, 10 tỷ hay 100 tỷ đi nữa thì vẫn giống nhau.

Và A. đánh đổi tất cả để “vươn lên”, nhưng bi kịch là A. không coi việc kiếm tiền là một niềm vui, mà đơn thuần là lăn lộn và đánh đổi tất cả cho những mục tiêu mới. A. khác với Rockerfeller ngày xưa hay Bill Gates bây giờ, các vĩ nhân này không chủ động kiếm tiền, tiền chỉ là một thứ phó phẩm phát sinh từ niềm yêu thích kinh doanh của họ. Họ không chủ động tạo ra đống tài sản khổng lồ đó, họ chỉ đi theo niềm hạnh phúc trong sở thích, sự nghiệp của họ. Tiền của họ lại chảy vào quỹ nghiên cứu này khác, từ thiện, phục vụ đam mê kinh doanh… Xét cho cùng, họ cần nhiều tiền thế để làm gì?
Hình ảnh: Internet
Hình ảnh: Internet

Có lẽ, bi kịch của A. xuất phát ở chỗ: quê hương của A là một vùng đất nghèo, có lịch sử nghèo đói lâu dài nên tích lũy một cách vô độ trở thành phản xạ có điều kiện của mọi người. Tích lũy cho mình, cho con cháu với nỗi lo nơm nớp: một ngày nào đó, khó khăn quay lại, mình và con cháu vẫn có thể tồn tại. Hơn nữa, luật pháp nơi A sống còn tạo điều kiện cho tư tưởng tích lũy vô độ của A phát triển: luật không quan tâm lắm đến nguồn gốc tài sản và cũng không đánh thuế mạnh cho hoạt động thừa kế như một số quốc gia khác làm (như Singapore hay các quốc gia Bắc Âu chẳng hạn). Nhân đây mới thấy các quốc gia kia họ sáng suốt: họ không khuyến khích thừa kế như một mũi tên nhằm hai đích: một là ngăn cản những “con thiêu thân” bất chấp hiểm nguy, bất chấp luật pháp để tích lũy thật nhiều cho mình và đời sau, đồng thời, hai là khiến mọi công dân sinh ra phải có trách nhiệm với tương lai chính mình (vì không thể sống “tầm gửi” và đứng trên vai người khổng lồ mãi được). Đó là một thứ luật pháp văn minh và đúng đắn cần thực hiện.

Nhưng ở quê A. không thế? A. nghe nói còn có những đứa trẻ mới tuổi teen mà tài sản đã lên tới hàng trăm tỷ. A. nghe nói có những đứa trẻ mới sinh ra mà tương lai của cháu chắt chút chít nó đã được đảm bảo. Xã hội tạo cho A. một áp lực vô hình khiến cuộc sống A không tài nào thoát được cái vòng quay tiền bạc bất tận. Để rồi một ngày khi ngoảnh lại, tuổi đã 60, tóc bạc, run rẩy ngồi trên khối tài sản bằng nhà bên nhưng A chưa một lần thanh thản được thức dậy sớm, đạp xe về một miền quê xa xôi và vẽ tranh cái miền quê an lành ấy như ước mơ hồi A còn nhỏ.

Đoạn vẽ vời với miền quê này nọ hơi “sến” nhỉ? Thôi kết thúc bằng cách mượn lời một người bạn thân hứa với bạn gái thế này: “Anh không hứa sẽ có BMW hay biệt thự này nọ cho em, nhưng anh hứa: nếu cùng em đi đến tận cùng của cuộc sống, khi anh có một đồng anh sẽ tiêu một đồng cùng em, khi anh có 100 đồng anh cũng sẽ tiêu 100 đồng ấy cùng em”...

Trong lúc chưa thể trở thành đại gia thì tôi viết lăng nhăng thế thôi. Có khi năm 50 tuổi nhìn lại cái entry này chắc buồn cười lắm, bụng tự nhủ: “Cái thằng này, thanh niên gì mà sống chả có khát vọng. Chết, thanh niên mà chưa gì đã có tư tưởng hưởng thụ thế mới là chết!”

Make Money Online
Kiếm tiền trực tuyến


http://doimat-pleiku.blogspot.com


http://doimat0pleiku.blogspot.com

Không có nhận xét nào:

Các bài gần đây